Cách xác định tài sản riêng? Quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Nhắc đến tài sản thì nó là một từ ngữ rất quen thuộc đối với chúng ta, trên thực tế thì tài sản tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như là tài sản hữu hình, tài sản cố định, tài sản hình thành trong tương lai, các loại tài sản rất phong phú và đa dạng. Do vậy việc phân loại các loại tài sản có vai trò  rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh có thể xảy ra gây hậu quả có ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức trong các giao dịch dân sự, thương mại và kinh tế.

Hiện nay, có rất nhiều các vụ tranh chấp về tài sản trong đó phổ biến nhất là các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân về việc xác định về tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi giải quyết vụ án ly hôn là một vấn đề khá khó trong việc xác đinh tài sản. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra cách xác định về tài sản riêng và các quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn khi có tranh chấp xảy ra và giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài sản.

Pháp luật tôn trọng về việc hai vợ chồng được quyền lựa chọn các chế độ tài sản theo thỏa thuận mà bên xác lập hoặc hai vợ chồng lựa chọn khi áp dụng chế độ tài sản theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc sử dụng, quản lý, sở hữu, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm các điều kiện có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

Về cách xác định tài sản riêng

Về cách xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại điều 43Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Trong thời kỳ hôn nhân tính từ ngày ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì vợ, chồng hoàn toàn có các quyền có tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các tài sản mà mỗi người tạo lập, xác lập hình thành mà một trong hai bên có được trước khi phát sinh quan hệ vợ hợp pháp khi hai bên kết hôn, tài sản được thừa kế riêng từ bố mẹ, vợ chồng, con, anh chị em  hoặc một trong hai bên vợ chồng được người khác tặng cho riêng các tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân và các loại tài sản được cho riêng vợ, chồng theo quy đinh của pháp luật thì các loại tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Các khoản tiền, hiện vật có được từ các lợi tức, hoa lợi và các khoản tài sản thu được từ việc khai thác các giá trị, công dụng của các hiện vật tài sản riêng của vợ, chồng

Các quyền về các tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ như là các quyền về tác giả và các quyền liên quan đến tác giả, bí mật kinh doanh, các sản phẩm sáng chế theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Các Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về các đối tượng về ưu đãi với người có công với cách mạng, quyền  về các tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

– Quyền có tài sản riêng của vợ chồng

Theo quy định của pháp luật hiện nay đã khẳng định về việc vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có thể xác định được rõ nguồn gốc hình thành tài sản của một trong hai vợ chồng từ tài sản riêng, quyền sở hữu tài sản này của vợ chồng đối với  các tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân như thế nào, có đăng ký kết hôn hay không? nên trong những trường hợp khi mà hai vợ chồng cần chia các tài sản riêng theo quy định của pháp luật thì khi phân chia tài sản thì tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó nếu người sở hữu chứng minh được tài sản đó là tài sản đó là tài sản riêng của mình.

– Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

Theo quy định của pháp luật về việc vợ, chồng có quyền sở hữu đối với các  tài sản riêng của mình và việc hai vợ chồng có thể nhập tài sản riêng hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng nếu không thể tự mình quản lý các quyền liên quan đến việc sử dụng các tài sản riêng của thì hoàn toàn bên kia có quyền quản lý tài sản đó theo thỏa thuận. Việc người còn lại quản lý tài sản phải bảo đảm các  lợi ích của người có tài sản.

Hiện nay theo pháp luật quy định khi một trong hai bên vợ chồng khi có nghĩa vụ riêng về tài sản  như sửa chữa , duy trì hoặc đối với bên thứ ba có liên quan đến tài sản riêng này của mỗi người thì được thanh toán từ các tài sản riêng của người đó.

Khi  vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng nếu đó là tài sản duy nhất phục vụ cho cả của gia đình thì việc định đoạt tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu này phải có sự đồng ý của cả hai  chồng, vợ.

– Căn cứ đẻ chứng minh tài sản riêng của vợ chồng

Thông thườn để chứng minh là các tài sản riêng dựa vào những căn cứ sau:

-Các tài sản đó được vợ chồng tạo lập, xác lập, phát triển hình thành trước quá trình hôn nhân.

– Các tài sản đó khi mà hai vợ hoặc chồng được người khác tặng cho riêng, được nhận từ thừa kế riêng trong quá trình hôn nhân

– Tài sản đó được chia khi hai vợ chồng tự thỏa thuận phân chia từ tài sản chung trong quá trình hôn nhân

Pháp luật cũng quy định đối với vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung, việc nhập tài sản tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung được tuân theo thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản riêng nếu đã được nhập vào tài sản chung thì trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Như vậy, những tài sản khi mà vợ hoặc chồng được những người có tài sản mà ngưới đó cho một trong hai bên hoặc được người khác tặng riêng cho chồng hoặc vợ hoặc được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân muốn được xác định là tài sản riêng phải cung cấp được căn cứ chứng minh tài sản riêng trong các giấy tờ,tài liệu đó có bằng chứng hợp pháp như có thể là hợp đồng tặng cho, có các chứng từ về vấn đề phân chia  và khai nhận phân chia di sản thừa kế, đăng ký xe máy, xe ôtô của cơ quan nhà nước cấp cho chủ sỡ hữu hợp pháp hoặc các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu phải có giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu theo quy định và đối với các tài sản hình thành trước đó mà hai bên không có sự thỏa thuận là tài sản chung thì theo quy định những tài sản đó sẽ được coi là những tài sản riêng khi các bên có phát sinh tranh chấp phân chia tài sản hoặc các bên có nhu cầu xác định các tài sản riêng do mình tạo lập hoặc khi ly hôn có tranh chấp về tài sản.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *