Xuất khẩu lao động Việt Nam

Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt là Xuất khẩu lao động Việt Nam, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài LoanNhật BảnMalaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.Số liệu cập nhật mới nhất năm 2017 Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2017 là 13.733lao động (5.411 lao động nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 7.393 lao động (2.574 lao động nữ), Nhật Bản: 5.025 lao động (2.418 lao động nữ), Ả rập – Xê út: 219 lao động (200 lao động nữ), Hàn Quốc: 476 lao động (25 lao động nữ), Malaysia: 229 lao động (102 lao động nữ), Algérie: 106 lao động nam, Israel: 104 lao động (48 lao động nữ), Rumania: 91 lao động (48 lao động nữ) và các thị trường khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *